(CTBN #06) Khi nào thì nên bỏ cuộc?
“Đừng để sự kiên trì của bạn trở thành một bản hợp đồng tự sát” - Scott Galloway
Xin chào mọi người, 2 tuần vừa qua của các bạn vẫn ổn chứ? :))
Tuần vừa rồi mình hơi stress và nhiều việc nên chưa viết bài, tuần này xin bù đắp lại bằng một bài viết thật tâm huyết. Một tin vui nhỏ là riêng trong tháng vừa rồi mình có thêm gần 700 subscribers - một con số tương đối cao trên Substack, nâng tổng số sub của mình lên 1k4. Cảm ơn sự ủng hộ của mọi người siêu nhiều :)) it means a lot.
Dù rất vui, mình cũng thấy có chút áp lực và ngạc nhiên, vì mình biết có nhiều writers khác viết hay và chăm chút cho blog chỉn chu hơn mình nhiều mà chưa nhận được sự ủng hộ xứng đáng. Mình sẽ giới thiệu về blog của họ ở cuối bài viết này, mọi người thấy hợp cạ với ai thì check them out nhé. Mình biết nhiều người trong số họ personally ngoài đời, xin đảm bảo toàn là người não to, giỏi và siêu tâm huyết :))
Trong bài tuần này, mình muốn đề cập đến một chủ đề rất quan trọng nhưng thường xuyên bị underrated - đấy là việc làm thế nào để biết bao giờ nên bỏ cuộc.
“Đừng để sự kiên trì của bạn trở thành một bản hợp đồng tự sát”
“Don’t let your persistence turn into a suicide pact.”
Đây là quote của Scott Galloway, giáo sư marketing tại New York University, một triệu phú, nhà đầu tư, serial entrepreneur, blogger, podcaster mà mình cực kì tín.
Vào năm 1997, Scott thành lập một công ty về thương mại điện tử (e-commerce) tên là Red Envelope. Công ty này tồn tại trong khoảng 10 năm trước khi phá sản, khiến Scott mất vài chục triệu đô và suýt quay về con số 0 ở tuổi 40. Nhưng đấy vẫn chưa phải điều đau đớn nhất.
Trong hồi kí của mình, Scott viết rằng ông đã nhìn trước được kết cục của Red Envelope vào những năm 2000, thời điểm diễn ra cuộc khủng hoảng bong bóng công nghệ Dotcom - nghĩa là ít nhất vài năm trước khi công ty phá sản. Scott lẽ ra đã có thể exit an toàn bằng việc bán công ty ngay tại thời điểm đó và khởi đầu lại với một tiềm lực tài chính hùng hậu. Nhưng sự cứng đầu và những lời hô hào về văn hoá “không bỏ cuộc” đã thuyết phục Scott nhấn ga đi tiếp thêm tận nửa thập kỉ cho đến khi mọi thứ không thể cứu vãn được nữa.
“The worst thing? It failed slowly. Losing the majority of my net worth wasn’t fun, but what stung the most was that it took ten years to fail.”
Sau thất bại đấy, bài học lớn nhất được Scott đúc kết lại trong câu quote này:
“Success is the best thing. The second best thing is a quick failure”
Điều tuyệt vời nhất là thành công. Điều tuyệt vời thứ nhì là một thất bại diễn ra nhanh chóng.
Câu chuyện của Scott khiến mình nhận ra mình may mắn đến mức nào. Vì tuy chưa có “best thing” là những thành công lớn, mình cũng đã được trải nghiệm kha khá “second best thing” là các thất bại chóng vánh. Trong vài năm qua, mình từng theo đuổi sự nghiệp làm violinist, drummer, rapper, personal trainer, vận động viên thể hình, sales thực phẩm chức năng, chính trị gia, triết gia và tất nhiên là failed sạch không chừa phát nào :)) Khoảng cách giữa lúc bắt đầu và từ bỏ nhanh nhất là 5 tháng, chậm nhất là 3 năm. Đối với đứa hay plan theo thập kỉ như mình, đấy có thể được coi là những quick failures.
Nhìn lại khoảng thời gian đấy, mình không hối hận về bất kì điều gì, bởi chúng đã dạy mình quá nhiều điều về bản thân và về cách thế giới vận hành. “Failure is the best teacher” là câu nói quá chuẩn.
Đúng là mình đã không trở thành vận động viên thể hình hay PT, nhưng vài nghìn giờ trong phòng gym đã cho mình thói quen đi tập 4 ngày 1 tuần, sự tự tin về ngoại hình cũng như kiến thức về sức khoẻ và dinh dưỡng. Đúng là mình không đủ trình để làm rapper hoặc artist chuyên nghiệp, nhưng việc sáng tạo giúp mình nhạy cảm hơn nhiều với nghệ thuật nói riêng và cái đẹp nói chung - tóm lại là yêu đời thoải mái hơn trước. Cái blog 1k4 sub này cũng sẽ không ra đời nếu mình không từng viết quảng cáo 50k cho 1 bài 500 từ về whey protein rồi bắt đầu biết là mình có khả năng viết từ đấy. Thất bại không cho mình thêm một dòng trên CV hay thêm một huân chương trong bảng thành tích, nhưng chúng giúp mình hiểu điểm yếu của bản thân rất rõ, cũng như nuôi dưỡng những phẩm chất sẽ theo mình đến cuối đời như sự tò mò, bản tính lì lợm và mindset không-ngại-thử.
Tuy nhiên mình sẽ nói về những thất bại ấy với giọng điệu rất khác, tiêu cực hơn rất nhiều nếu như cái giá đã trả về thời gian và chi phí cơ hội cho chúng là quá đắt - nghĩa là nếu như mình không bỏ cuộc từ sớm. Bây giờ mà vẫn cố làm starving artist hay PT nửa vời thì không biết đời sẽ đi về đâu, ví đã rách đến mức nào và mental health đã xuống cái đáy nào rồi =))) Lúc đấy thì kiếm đâu ra sự tự tin để lên mạng chém gió như này :D. Điều này dẫn đến một câu hỏi chính của bài:
Làm thế nào để biết bao giờ nên bỏ cuộc?
Có một nguyên tắc đơn giản về việc nên dừng lại hay đi tiếp mà mình đúc kết được từ kinh nghiệm của bản thân, người khác và từ sách vở. Mình đã sử dụng nguyên tắc này liên tục trong vài năm vừa qua, trộm vía là luôn đem lại kết quả tích cực. Mong chia sẻ của mình sẽ gợi ý được cho mọi người vài ý tưởng thú vị và có ích :))
Nguyên tắc đấy có thể được tóm gọn lại trong 2 câu sau:
Zoom out to see the bigger picture. And live to fight another day
Trong quân sự, có một khái niệm là “tatical retreat”: rút lui khỏi một trận đánh bất lợi không có nghĩa là mất cả cuộc chiến, mà là mở đường sống để tiếp tục chiến đấu vào một ngày khác khi thời cơ đã chín muồi.
Điều đầu tiên là phải xác định xem “cuộc chiến” dài hơi về phát triển bản thân, về sự nghiệp, tiền bạc, sức khoẻ và các mối quan hệ mà mình muốn tham gia là gì. Đấy là những cuộc chiến mà mình không được phép bỏ cuộc, vì tất cả return on investment lớn nhất đều đến từ game đường dài.
Lấy một ví dụ từ bản thân mình trong chuyện sáng tạo. Mục đích dài hạn của mình là tạo ra được một personal brand vững vàng, nơi mình có thể thoải mái chia sẻ về những chủ đề mình quan tâm, bằng những công cụ sáng tạo mình yêu thích, thu hút được một cộng đồng những người có cùng chí hướng và eventually là sống được bằng việc đấy. Đối với mình, đây là “cuộc chiến” không tính bằng năm hoặc tháng mà đo bằng thập kỉ. Mình áng chừng là khoảng 10-12 năm nữa thì mình sẽ đạt được cái goal này.
Với cái goal như vậy, việc thử sức với rap hay nhạc cụ đều chỉ là những “trận đánh” đầu tiên. Thất bại trong những cuộc phiêu lưu ấy cho mình biết âm nhạc không phải loại hình sáng tạo lí tưởng để build personal brand và truyển tải thông điệp của cá nhân mình. Việc bỏ cuộc do vậy rất hợp lí và tương đối dễ dàng vì mình biết rõ cuộc chơi mới chỉ bắt đầu.
Sau giai đoạn đấy, mình bắt đầu một “trận đánh” khác với việc viết blog - cũng là một loại hình creative. Same war, different battle. Kinh nghiệm học được từ 3 năm chơi rap giúp mình tạo nên một cá tính nhất định trong giọng văn của cái blog này, giúp mình hiểu về cách set up punchline, cách viết ngắn gọn thẳng vào vấn đề và giúp mình blow up từ 700 lên 1k4 sub trong 1 tháng. Nếu không rút lui khỏi những trận đánh mà mình không thể thắng, mình sẽ không tìm được trận đánh mà mình có lợi thế lớn nhất để tối ưu hoá khả năng win cả cuộc chiến.
Nếu “trận đánh” với việc viết blog sau này lại đi vào ngõ cụt (điều gần như chắc chắn sẽ xảy ra, chỉ mong là không quá sớm lol), mình sẽ lại tiếp tục thực hiện tatical retreat và thử sức trong một “trận đánh” khác. Có thể trận đánh mới này sẽ là với podcast, youtube hay bất cứ thứ công cụ sáng tạo gì available vào thời điểm đấy. Nhưng mình biết là mình đã được chuẩn bị tốt, cả về mặt tinh thần, mindset lẫn kinh nghiệm - vì làm podcast hay youtube kiểu gì cũng sẽ dựa vào skills và lượng audiences mà mình đã xây dựng được từ viết blog. Và mình biết rõ là những “trận đánh” sau sẽ luôn đưa mình đến gần cái ultimate long-term goal hơn “trận đánh” trước.
Lấy thêm một ví dụ khác trong chuyện yêu đương. Đối với mình thì mục tiêu cuối cùng của chuyện hẹn hò tán tỉnh là tìm được một người bạn đời - người có thể giúp mình xây dựng sự nghiệp, gia đình và giúp mình uốn nắn bản thân liên tục thành một phiên bản tử tế tốt đẹp hơn. Với tầm nhìn dài hạn này, mọi mối quan hệ trước khi mình gặp người đó đều chỉ là các bài tests (aka “trận đánh”). Mọi sai lầm mình từng mắc phải, mọi vết sẹo mình từng mang, mọi lần mình bỏ cuộc, give up với một partner đều là những bài học quan trọng để giúp mình trưởng thành trong cảm xúc và nhận thức. Mình tin là chỉ khi trải qua những bài học này thì mình mới xứng đáng với người bạn đời mà mình tìm kiếm.
Nói tóm lại, nguyên tắc của mình về quyết định khi nào thì nên bỏ cuộc được chia ra làm 2 bước chính:
“zoom out to see the bigger picture”: xác định “cuộc chiến” đường dài (thứ mình không được phép give up) là gì và commit toàn tâm toàn ý với nó.
“live to fight another day”: sau bước 1, xác định đâu là những “trận đánh” nhỏ hơn mà mình được phép bỏ cuộc (tatical retreat) để đảm bảo đại cục là mình vẫn còn sống và có thêm cơ hội win cả cuộc chiến. Để tiến hai bước thì đôi khi phải lùi lại một bước để lấy đà - nếu hay tò mò về lịch sử như mình, bạn sẽ thấy đây là thứ timeless wisdom đã tồn tại hàng nghìn năm và áp dụng được từ level quốc gia cho đến cá nhân.
Mình tin bỏ cuộc là cả một nghệ thuật. Chúng ta thường bị ám ảnh với sự kiên định mà quên mất rằng có những “trận đánh” mà càng cố đánh thì càng thua và càng đau. Sự kiên trì không nên được coi như một thứ virtue signal kiểu “tôi không chịu give up nghĩa là tôi auto hơn người khác” (yeah có lẽ là hơn về stupidity), mà chỉ đơn thuần là một trong nhiều chiến thuật có thể sử dụng để tiến gần hơn đến cái ultimate goal về dài hạn. Mình mong bài viết đã làm rõ được ý này. Chúc các bạn bỏ cuộc thành công và thường xuyên hơn nữa :D
Như đã hứa ở đầu bài, xin giới thiệu với mọi người 3 bloggers mà mình tin chắc là sẽ còn đi xa và xứng đáng với lượng sub cao hơn nhiều so với thời điểm hiện tại:
the frog society (Duy Lê): viết về technology, social media và những ảnh hưởng của nó lên tâm lí xã hội. Các bạn có thể check một bài rất thú vị của Duy về việc vì sao threads Việt Nam lại toxic đến thế ở đây. Hoặc một bài khác về sự cringe của LinkedIn mà mình rất khoái :))) Duy cũng viết về những chủ đề nặng đô hơn như death, ADHD và long-distance relationship. Mỗi tội viết full bằng tiếng anh cao cấp nên warning trước là bạn nên chuẩn bị từ điển trước khi đọc :))
The1ight (anh Quang): chia sẻ về kinh nghiệm hơn 10 năm đi làm, từ big corp trong ngành tài chính cho đến làm quản lí về Product Manager trong mảng tech. Mọi người có thể check những bài rất hay của anh Quang về việc chúng ta bị lừa dối như thế nào trong cuộc đua rat race, về 5 xung đột trong xu hướng làm việc xưa và nay, hoặc về sự khắc nghiệt trong câu chuyện sống sót ở Hà Nội. Anh Quang cũng là tác giả của Tưởng Giới - một tiểu thuyết fiction dựa trên chất liệu văn hoá dân gian Việt Nam. Mình đang bet tầm 10 15 năm nữa cuốn sách này sẽ được chuyển thể thành phim hoặc game, lúc đấy thì tha hồ ké fame tác giả :D
sincerelychau (Bảo Châu): đây sẽ là blog mà mình 100% recommend đến các bạn writers, đặc biệt là những ai mới bắt đầu. Châu chủ yếu viết sáng tạo, cụ thể như việc làm thế nào để vượt qua creative block, về việc bảo vệ the artist child bên trong mỗi người hoặc về việc việc “What I want to write is already written” - chủ đề siêu relate với bất kì writer nào. Bài nào của Châu cũng rất nhẹ nhàng cute mà vẫn wow hết sức - siêu thích hợp dành cho dân creative cần healing :))
Phần recommendation này cũng khép lại bài viết ở đây. Cảm ơn mọi người đã đọc và hẹn gặp lại vào cuối tuần sau :)))
Chúc các bạn đầu tuần thật vui vẻ năng suất!
Minh
Bài viết thuộc thử thách Viết Đều và Hay 2 của Writing on The Net Alumni
#vdvh #wotn
so true anh ạ :))))) persistence is overrated so people gets stuck, khi em làm project hay viết blog em thấy nhiều bạn rất struggle để duy trì mặc dù nó đã không aligned với các bạn từ rất lâu rồi, bình thường hóa việc từ bỏ để theo đuổi những cái khác vì chi phí cơ hội không thu hồi lại được.
cảm ơn anh đã recommend em nhiều ạ :)))))
Trùng hợp thay tối qua em đọc bài này của anh thì sáng nay lướt LinkedIn lại thấy quote này )))))))
Someone once said “If you get on the wrong train, immediately you realize it, get off at the next nearest station. The longer it takes you to get off, the more expensive the return trip will be.”